Ảnh hưởng Nhà_Nguyên

Bản đồ châu Á năm 1345

Ở thời Nhà Nguyên, một nền văn hóa đa dạng đã phát triển. Những thành tựu văn hóa chính là sự phát triển của kịch và tiểu thuyết cùng sự gia tăng sử dụng tiếng địa phương. Vì sự cai trị trên toàn vùng Trung Á đã được thống nhất, thương mại giữa Đông và Tây gia tăng mạnh mẽ. Các mối liên hệ rộng lớn của Mông Cổ với Tây Á và châu Âu khiến việc trao đổi văn hóa diễn ra ở mức độ rất cao. Các nhạc cụ phương Tây xuất hiện và làm phong phú thêm cho các môn nghệ thuật biểu diễn Trung Quốc. Từ giai đoạn này số người theo Hồi giáo ở tây bắc và tây nam Trung Quốc ngày càng gia tăng. Cảnh giáoCông giáo La Mã, hai nhánh của Kitô giáo, cũng trải qua một giai đoạn thanh bình. Phật giáo Tây Tạng phát triển, dù Đạo giáo trong nước bị người Mông Cổ ngược đãi. Các hoạt động triều đình và các kỳ thi dựa trên các tác phẩm kinh điển Khổng giáo, vốn đã bị bãi bỏ ở miền bắc Trung Quốc trong giai đoạn chia rẽ, được người Mông Cổ tái lập với hy vọng giữ được trật tự xã hội như ở thời Hán. Lĩnh vực du ký, bản đồ, và địa lý, cũng như giáo dục khoa học có bước phát triển so với trước đó. Một số phát minh quan trọng của Trung Quốc như thuốc súng, kỹ thuật in, sản xuất đồ sứ, bài lá và sách thuốc lan truyền sang châu Âu, trong khi kỹ thuật chế tạo đồ thủy tinh mỏng và cloisonné cũng trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Những bản du ký đầu tiên của người phương Tây cũng bắt đầu xuất hiện ở thời kỳ này. Nhà du lịch nổi tiếng nhất là Marco Polo người thành Venezia (Ý), ông đã tới "Cambaluc," thủ đô của Khan vĩ đại (Bắc Kinh hiện nay), và cuộc sống ở đó theo miêu tả của ông khiến châu Âu kinh ngạc. Cuốn sách về các cuộc du lịch của ông, Il milione (hay Những cuộc phiêu lưu của Marco Polo), xuất hiện vào khoảng năm 1299. Những tác phẩm của John of Plano CarpiniWilliam of Rubruck cũng cung cấp một số chi tiết đầu tiên về người Mông Cổ sang phương Tây.

Người Mông Cổ tiến hành nhiều dự án công cộng lớn. Đường sá và giao thông thủy được tổ chức lại và cải tiến thêm. Để ngăn nguy cơ phát sinh nạn đói, các kho lương thực được xây dựng trên khắp đế chế. Thành phố Bắc Kinh được xây dựng lại với các cung điện mới gồm cả các hồ, đồi núi và công viên nhân tạo. Ở thời Nhà Nguyên, Bắc Kinh trở thành điểm kết thúc của Đại Vận Hà, khi ấy đã được cải tạo toàn bộ. Những cải tiến cho mục đích thương mại đó thúc đẩy thương mại trong lục địa cũng như thương mại trên biển ra toàn Châu Á tạo điều kiện thuận lợi cho những tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa Trung Quốc và châu Âu. Những nhà du lịch Trung Quốc tới phương Tây có thể giúp đỡ các kỹ thuật mới như cơ khí thủy lợi. Những tiếp xúc với phương Tây cũng khiến các loại lương thực chính khác du nhập vào Trung Quốc, như cùng các sản phẩm lương thực từ bên ngoài khác và cách chế biến chúng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_Nguyên http://www.britannica.com/EBchecked/topic/719243 http://big5.china.com/gate/big5/military.china.com... http://military.china.com/zh_cn/history2/06/110275... http://rcs.wuchang-edu.com/RESOURCE/CZ/CZDL/DLBL/D... http://rcs.wuchang-edu.com/RESOURCE/GZ/GZDL/DLBL/D... http://www.archive.org/stream/06054741.cn#page/n11... http://www.archive.org/stream/06054742.cn#page/n6/... //dx.doi.org/10.1111%2F0020-8833.00053 //zh.wikisource.org/wiki/%E5%BB%BA%E5%9C%8B%E8%99%... http://www.chinese.ncku.edu.tw/getfile/P_200710041...